Tận dụng sản xuất sản phẩm từ tinh bột nên ưu điểm của nó là khả năng hút nước cao hơn, dễ tan và tan hoàn toàn trong nước. Bio-SAP giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế thải sản phẩm nông nghiệp gây ra

Dự án “Sản xuất Bio – SAP từ phụ phẩm nông nghiệp” đến từ nhóm tác giả Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, PGS. Phạm Lâm Ngọc, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Ý tưởng trước đó đã giành được giải nhất trong cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017”.

Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, nhận thấy sản phẩm Polime siêu hấp thụ nước (SAP) vẫn còn hạn chế vì tác động xấu đến môi trường bởi độ phân hủy kém, nhóm đã nghiên cứu vật liệu Bio-SAP từ nguyên liệu tự nhiên xellulose (CMC – Carboxyl methyl xellulose). Tận dụng sản xuất sản phẩm từ tinh bột nên ưu điểm của nó là khả năng hút nước cao hơn, dễ tan và tan hoàn toàn trong nước. Bio-SAP giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế thải sản phẩm nông nghiệp gây ra. Đặc biệt giúp sản xuất ra các sản phẩm túi sinh học, gạc y tế, màng Biofilm trong nông nghiệp.

Dự án lần này sẽ tập trung sản xuất Bio-SAP trên cơ sở CMC thu hồi từ nguồn phụ phẩm là lá dứa và tương lai sẽ phát triển sang các nguồn thụ phẩm khác như vỏ chanh leo, chuối.

Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia

Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thông tin khởi nghiệp

Nhập email vào ô dưới để đăng ký nhận thông tin về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

NSSC © 2022. All Rights Reserved